Cứng khớp ngón tay vào buổi sáng, nguyên nhân do đâu?

Ở người lớn tuổi, thường gặp tình trạng cứng khớp mỗi khi thức dậy vào buổi sáng.  Đây là dấu hiệu sớm của bệnh xương khớp mà điển hình là thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp.

Tìm hiểu về hiện tượng cứng khớp ngón tay khi ngủ dậy

Là hiện tượng các khớp ở ngón tay có các biểu hiện tê, cứng sưng khớp mỗi khi thức dậy. Thậm chí, nó còn lan ra khắp bàn tay gây đau nhức. Tình trạng này có thể kéo dài trong khoảng 15 - 30 phút, khiến người mắc bệnh khó cử dộng ở bàn tay, kể cả việc cầm nắm đơn giản. Các triệu chứng thường gặp khi bị cứng khớp ngón tay là: tê bì ngón tay (cảm giác như kiến bò), đau nhức ở khớp ngón tay, sưng tấy, không thể co duỗi, đốt ngón tay bị biến dạng...

Nguyên nhân gây cứng khớp ngón tay là gì?

Không chỉ người lớn tuổi, mà ngay cả các bạn trẻ cũng thường gặp phải hiện tượng cứng khớp ngón tay khi ngủ dậy. Tình trạng này có thể  do các nguyên nhân như:

Do chịu áp lực cơ học:

Cứng khớp ngón tay có thể tự khỏi nếu đây chỉ là phản ứng thông thường của cơ thể do phải chịu một áp lực cơ học nào đó, chẳng hạn như: nằm đè lên bàn tay để ngủ, xách đồ quá nặng hay dùng tay làm một động tác liên tục (đánh máy, vẽ tranh)…

Do mắc bệnh về xương khớp

Thoái hóa khớp: là sự tổn thương mô sụn và xương dưới sụn. Mô sụn ở khớp ngón tay hoặc cổ tay thoái hóa sẽ bị bào mòn dần theo thời gian, làm cho các đầu xương cọ xát vào với nhau gây đau nhức, viêm tấy và căng cứng khớp ở các ngón tay.

Viêm khớp dạng thấp: Khi hệ thống miễn dịch tấn công chính các mô khỏe mạnh của cơ thể sẽ “sinh ra” nhiều bệnh tự miễn, bao gồm viêm khớp dạng thấp. Bệnh chuyển nặng, không chỉ khiến khớp ngón tay viêm, căng cứng, mà sẽ có nhiều khớp khác cùng lúc chịu ảnh hưởng. Bên cạnh thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp, các dạng viêm khớp khác bao gồm gút, lupus, viêm khớp vẩy nến hay bệnh loãng xương cũng có thể khiến khớp ngón tay của bạn bị căng cứng, đau nhức và sưng tấy. Tùy vào giai đoạn phát triển của bệnh lý xương khớp, mức độ căng cứng ngón tay sẽ nặng - nhẹ khác nhau.

Viêm gân và viêm bao gân: Hai tổn thương phổ biến ở gân ngón tay hoặc gân cổ tay là viêm gân và viêm bao gân cũng được xếp vào danh sách nguyên nhân khiến cho khớp ngón tay căng cứng, sưng tấy và đau nhức. Tình trạng này kéo dài sẽ làm giảm cảm giác ở các ngón tay, cổ tay và gây đau nhức ở cả cẳng tay.

Thiếu hụt canxi: Thường gặp ở phụ nữ có chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, đặc biệt sau giai đoạn mang thai và sinh nở, cơ thể bị thiếu hụt canxi hoặc giảm hấp thụ canxi có thể ảnh hưởng đến xương khớp, gây đau nhức xương khớp tay, chân và toàn cơ thể.

Chấn thương mô mềm: Hiện tượng cứng khớp ngón tay có thể là di chứng của những chấn thương mô mềm hay gặp phải như bong gân, giãn dây chằng hoặc bỏng da.

Khối u: Mặc dù hiếm gặp, nhưng các khối u phát triển trong xương, dây chằng hoặc gân của ngón tay cũng dẫn đến căng cứng, đau cứng và giảm khả năng vận động khớp ngón tay.

Cách cải thiện đau cứng khớp tay vào buổi sáng

Hạn chế gây áp lực lên ngón tay: Thường xuyên sử dụng tay để cầm nắm, mang, xách vật nặng, cũng như bẻ ngón tay sẽ tạo áp lực lên các khớp ngón tay dẫn đến nhanh lão hoá khớp. Vì vậy, hạn chế những việc này sẽ làm giảm ảnh hưởng đến khớp.

Tập vật lý trị liệu: Một số bài tập vật lý trị liệu được thực hiện có thể giúp khắc phục chứng tê cứng khớp ngón tay. Tác dụng của những bài tập này là giúp lưu thông máu đến nuôi dưỡng khớp, từ đó giúp giảm viêm, sưng. Để nâng cao hiệu quả của bài tập này cần kết hợp với chế độ ăn uống và bổ sung dưỡng chất dành cho khớp.

Chế độ ăn lành mạnh: Khẩu phần ăn uống hợp lý, cung cấp đầy đủ và cân bằng dinh dưỡng sẽ đảm bảo được các hoạt động của tất cả tổ chức mô và hệ thống bên trong cơ thể. Đối với hệ xương khớp là quá trình sản xuất dịch nhờn và tái tạo mô sụn, giữ vững cấu trúc khớp giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh xương khớp.

Đôi bàn tay nhỏ bé của chúng ta giống như cỗ máy không có công tắc “dừng”, bởi chúng tham gia vào hầu hết các hoạt động của cơ thể. Do đó, bạn hãy chăm sóc đôi bàn tay đúng cách để hạn chế đau nhức, cứng, sưng khớp ngón tay và quan trọng hơn cả là phòng tránh được bệnh lý viêm khớp ngón tay.

 

Bài viết liên quan

TTƯT.Ths.Bs Hoàng Khánh Toàn Chia Sẻ Về Bệnh Thoát Vị Đĩa Đệm

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng khi nhân nhầy của đĩa đệm cột sống chệch ra khỏi vị trí bình thường, xuyên qua dây chằng chèn ép vào các rễ thần kinh gây tê bì, đau nhức. Tình trạng này thường là kết quả của sang chấn hoặc do đĩa đệm bị thoái hóa, nứt, rách, có thể xảy ra ở bất kì khu vực nào của cột sống.

Thầy Thuốc Ưu Tú Lê Lương Đống Chia Sẻ Về Điều Trị Bệnh Khớp Theo Y Học Cổ Truyền

02/12/2022 15:36:18

Hiện nay, theo nghiên cứu thì cứ 5 người trưởng thành sẽ có 1 người bị bệnh viêm khớp. Đây là căn bệnh có nhiều triệu chứng và biến chứng nghiêm trọng. May mắn thay, nếu được điều trị kịp thời, bệnh nhân viêm khớp sẽ sớm cải thiện được tình trạng bệnh.

Bí quyết phòng ngừa bệnh xương khớp hiệu quả

03/11/2022 17:10:07

Viêm khớp, loãng xương, thoái hóa khớp,… là những căn bệnh liên quan đến khớp thường gặp ở người cao tuổi. Nhưng hiện nay, chúng còn xảy ra ở nhiều người trẻ tuổi do lối sống thiếu khoa học.  Vậy làm sao để phòng ngừa các căn bệnh về xương khớp. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây?